1,107
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Với những loại rác sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ như vỏ hoa quả, gốc rau, vỏ trứng, xương gà,… trong sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân có thể biến rác thải thành phân hữu cơ bón cho cây trồng. Đây cũng là phương án đạt hiệu quả cao nhằm hạn chế lượng rác thải bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
Tiếp nối các đề án hướng tới mục tiêu tăng cường ý thức của mỗi hộ gia đình về vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình tình nguyện hè 2019, chiều ngày 24 tháng 7, tại UBND xã Long Xuyên, Đội tình nguyện viên Khoa Sinh học đã bắt tay vào làm dự án Chuyển giao kĩ thuật “Cách ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình”.
=> Xem thêm Cách xử lý rác thải hữu cơ tại nhà
Tại buổi chuyển dịch kĩ thuật, các bạn tình nguyện viên trẻ đã mang đến một cái nhìn thực tế về tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng qua một vài đoạn phim ngắn được chiếu lên. Thông qua đó, người dân đã ý thức sâu sắc hơn về vai trò cũng như trách nhiệm của chính bản thân mình trong công tác xử lí rác thải ngay tại nhà.
Bên cạnh đó, nhận được sự ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo xã và sự hưởng ứng nhiệt tình của hơn 50 hộ dân tại địa phương, mô hình xử lí rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng đã được Đội chuyển giao đến với người dân, đặc biệt là các hộ dân có đất vườn trồng cây ăn quả, đất nông nghiệp canh tác rau màu và lúa.
>>> Xem thêm Quá trình compost từ chất thải hữu cơ
Dựa trên cơ sở của việc phân loại rác, bà con đã được Đội tình nguyện hướng dẫn chi tiết quá trình để biến rác hữu cơ thành phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Việc làm này không chỉ giúp hạn chế lượng rác thải xả ra môi trường, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp mà còn đóng góp quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường sống, mang đến một tương lai xanh hơn cho thế hệ sau.
Sau khi được nghe giới thiệu về dự án và được theo dõi trực tiếp, chi tiết cách làm, hầu hết các hộ dân tham dự đã đăng kí để được các bạn tình nguyện viên trẻ hỗ trợ kĩ thuật trực tiếp tại nhà. Bên cạnh đó, 6 hộ dân đăng kí đầu tiên đã được Đội tình nguyện viên tặng gói chế phẩm vi sinh sử dụng trong quá trình ủ rác kèm tài liệu hướng dẫn cụ thể.
Kết thúc buổi tuyên truyền, người dân ra về với nụ cười trên môi và lời cảm ơn chân thành dành cho các bạn tình nguyện viên trẻ. Ngoài hoạt động này, tại buổi chuyển giao kĩ thuật, Đội tình nguyện đến từ Khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã gửi tặng HND xã Long Xuyên bộ sách của Chương trình 100 nghề cho nông dân do thầy giáo Nguyễn Lân Hùng biên soạn.
Đây cũng được xem là một món quà vô cùng ý nghĩa với mong muốn hỗ trợ bà con nông dân làm giàu đúng cách, đồng thời mang đến giá trị thiết thực dành cho những tâm huyết và sự chuẩn bị chu đáo của cả Đội – một mùa hè xanh thật xanh.
Có thể thấy mô hình đặt ra nhiều mục tiêu với một mong muốn giúp bà con nhân dân trong việc thực hiện biến rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ, đồng thời giúp nâng cao nhận thức trong quá trình bảo vệ cảnh quan, tạo môi trường sống lành mạnh, xanh – sạch – đẹp.
Nguồn: Khoa sinh học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngoài Khoa sinh học trường Đại học Sư Phạm, thì hiện nay có rất nhiều huyện, tỉnh đã bắt tay vào thực hiện thí điểm mô hình biến rác thải thành phân bón. Nổi bật trong đấy là tỉnh Nam Định với đề án “Biến rác hữu cơ thành phân bón“.
1,107
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Ủ hoai mục là gì? Hiện nay, nguồn rác, nguồn phân chuồng, phân gia súc – gia cầm và nguồn thực vật dư thừa có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cối rất tốt. Tuy nhiên...