1,358
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Theo một nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, mỗi năm nước ta xả thải khoảng 15 triệu tấn rác thải, nhưng chỉ có khoảng một vài triệu tấn được thu gom và tái chế. Điều này ít nhiều nói lên tình trạng đáng báo động của Việt Nam trong công tác thu gom, xử lý rác thải. Chúng ta đang bỏ quên núi vàng từ rác?
Theo thống kê, khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy chiếm khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái chế chiếm khoảng 25%.
Nếu biết tận dụng nguồn rác hữu cơ, Việt Nam sẽ tiết kiệm được hàng tỷ đồng từ việc chôn lấp rác, đồng thời nâng cao kinh tế bằng việc bán phân compost.
Không chỉ vậy, ngoài hiệu quả kinh tế, việc phân loại rác cũng hạn chế được những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường như giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước thải từ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, giảm ô nhiễm đất, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp rác.
Đồng thời, chính phủ cũng kêu gọi mỗi hộ gia đình nên sử dụng thùng rác compost. Không chỉ đẩy nhanh quá trình phân hủy thành phân bón hữu cơ, thùng rác compost cũng có giá thành khá rẻ, lại đơn giản, tiện dụng.
Ngoài ủ phân từ rác hữu cơ, chính phủ cũng kêu gọi người dân nên tái sử dụng những loại rác thải nhựa có thể tái chế.
Rác thải nhựa thông thường sẽ được phân loại riêng, gom lại và đưa đến các nhà máy tiến hành tái chế. Từ đó, rác thải nhựa được tái sử dụng thành các chậu, xô đem bán cho người tiêu dùng, hoặc được ép kiện làm thành vật liệu xây dựng,… Tại một số hộ gia đình, người dân đã tự đề ra nhiều ý tưởng tái chế rác thải nhựa tại gia như:
Trồng rau theo mô hình treo tường bằng chai nhựa đã qua sử dụng. Mô hình này đem đến sự mới mẻ cho không gian vườn rau của bạn, vừa có thực phẩm sạch lại hạn chế được ô nhiễm môi trường. Những loại rau thường được trồng theo mô hình này là hành lá, húng quế, rau thơm, rau mùi,….
=> Xem thêm Mô hình xử lý rác thải hữu cơ
Hoặc biến những rác thải nhựa thành vật trang trí trong chính gia đình mình. Dưới đây là 3 mô hình chậu cây để bàn được làm từ chai nhựa. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều video và tự làm tại nhà, quá trình tạo ra thành phẩm khá đơn giản và dễ làm.
>>> Xem thêm Tái chế chất thải hữu cơ
Không chỉ làm đồ trang trí, trồng cây. Rác thải nhựa có thể tái chế làm vật liệu xây dựng. Dưới đây là mô hình biến rác thải thành gạch ngói của nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM. Với ưu điểm bền bỉ hơn gạch thường gấp 16 lần, có tuổi thọ đến 80 năm, nhóm sinh viên Pando đã vinh dự nhận được giải thưởng “Sinh viên khởi nghiệp xuất sắc nhất” tại cuộc thị Startup Wheel. Cùng chiêm ngưỡng những thành quả của nhóm sinh viên này nhé.
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể sử dụng những chai nước đã qua sử dụng làm thùng nhựa, phục vụ sử dụng trong đời sống sinh hoạt như vứt rác, để quần áo, đựng đồ,…
Mặc dù lợi ích là thế nhưng với người dân, rác vẫn chỉ là rác. Mọi nỗ lực tuyên truyền, quản lý và xử lý đều vấp phải những thói quen cũ của người dân khiến tình trạng rác thải vẫn đâu vào đấy, vẫn ngổn ngang, nhếch nhác. Vòng luẩn quẩn “đổ lỗi” cho nhau khi người dân chưa quan tâm lắm đến việc phân loại rác, còn cơ quan chức năng vẫn mãi loay hoay với biện pháp chôn lấp vì chưa có một giải pháp nào khả thi hơn.
Mặc dù, chúng ta đã có một khoảng thời gian dài để suy nghĩ, tìm ra những hạn chế, thậm chí đưa những hạn chế đó thành mục tiêu hàng đầu trong những cuộc họp hội nghị cấp nhà nước nhưng để biến nó thành hành động lại là một vấn đề, cần sự phối hợp của tất cả mọi người.
Thực tế cho thấy, Việt Nam mới chỉ tái chế được 10% tổng lượng rác thải, một con số vô cùng đáng báo động. Cụ thể, chỉ có khoảng 22% các tỉnh khuyến khích phân loại, tái chế rác và chỉ vỏn vẹn 7% số tỉnh áp dụng những quy định về xử lý rác thải. Trong khi đó, có đến 55% các tỉnh vẫn còn sử dụng chung thùng đựng rác, không phân loại rác trước khi đổ. Nhìn chung, nhận thức về lợi ích của rác thải vẫn còn hạn chế và khá mới lạ đối với nhân dân.
Cho dù những câu chuyện về phân loại rác có đầy trên các tờ báo, trên thời sự, hoặc bất cứ tấm banner nào ta thấy trên cung đường đi,… tuy nhiên để thúc đẩy phân loại, tái chế rác thải đạt 99% là cả một con đường đầy chông gai.
Theo Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ tháng 1 năm 2022, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Theo đó, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về BVMT, xây dựng văn hóa về BVMT. Từ đó, tạo tiền đề để thúc đẩy các cơ quan, ban ngành, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cùng tham gia công tác phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn.
Có thể thấy, để công tác phân loại và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao, cần sự cố gắng của cả hệ thống chính phủ lẫn cá nhân mỗi người dân.
Rác sẽ trở thành tài nguyên nếu chúng ta phân loại đúng cách. Nếu không thay đổi tư duy từ ngay bây giờ, chúng ta vẫn sẽ luẩn quẩn trong vòng vây rác thải, bỏ lỡ nhiều nguồn tài nguyên quý.
>>> Xem thêm Xử lý rác thải hữu cơ tại nhà
1,358
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Hiện nay, nhiều nơi chọn cách đốt bỏ rơm rạ để tiết kiệm thời gian và tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, điều này đã tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và tiêu hủy nguồn...