1,496
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Nhằm nâng cao chất lượng môi trường cảnh quan, đồng thời thúc đẩy tinh thần của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, thời gian qua tại xã Xuân Dương đang tích cực triển khai mô hình “Nông dân biến rác thải sinh hoạt hàng ngày làm phân hữu cơ”.
Hằng năm, mặc dù huyện đã phải chi phí khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề về quản lý và môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác. Và một nghịch lý nữa là trong khi phải tốn rất nhiều tiền để mua phân hoá học và phân hữu cơ thì mỗi ngày Hà Nội đang bỏ đi hàng nghìn tấn chất hữu cơ mà sau khi qua chế biến không mấy tốn kém có thể sử dụng làm chất cải tạo đất đã bị chai cứng do thói quen chỉ sử dụng phân bón hóa học hoặc làm phân bón cho cây.
Tình trạng rác thải tại xã Xuân Dương
Để giảm áp lực thu gom và xử lý cuối cùng, Chi cục Bảo vệ môi trường huyện Thường Xuân đã phối hợp với Hội Nông dân xã Xuân Dương thực hiện chuyển giao kiến thức phân loại rác thải tại nguồn, sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng trồng. Theo đó, mỗi hộ gia đình ở địa phương này tham gia mô hình sử dụng hai thùng phân loại rác thải và được hướng dẫn xử lý theo công nghệ mới rất dễ thực hiện.
Trước khi triển khai mô hình này, Chi cục Môi trường phối hợp với Hội Nông dân xã Xuân Dương đã có đợt điều tra, khảo sát cho thấy, nhân dân địa phương này không biết đến rác hữu cơ hay vô cơ và chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn. Mặc dù Xuân Dương đã thành lập đội thu gom rác thải, tuy nhiên, sự quản lý của địa phương còn hạn chế, trong khi đó ý thức trách nhiệm của một bộ phận người dân chưa cao, thường xả nước thải, vứt rác tuỳ tiện ra lòng đường, nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường.
Để hạn chế tối đa lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thải ra môi trường hàng ngày thông qua việc thu gom phân loại và ủ rác thải hữu cơ thành phân bón tự nhiên. Bà con có thể tận dụng được nguồn phân hữu cơ có trong sinh hoạt tại chỗ để bón cho cây trồng, đồng thời cũng giúp tăng độ phì nhiêu của đất.
Đồng thời giảm tối đa mức độ ô nhiễm môi trường, hạn chế được một phần chi phí trong sản xuất nông nghiệp và tăng thêm nguồn thu nhập cho người nông dân, đã được HND xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân áp dụng và thực hiện, làm mô hình biến rác thải sinh hoạt hàng ngày làm phân hữu cơ thí điểm triển khai bước đầu đem lại nhiều hiệu quả thiết thực và từng bước được nhân ra diện rộng trên toàn bộ địa bàn xã.
>>> Xem thêm Mô hình xử lý rác hữu cơ làm sạch mô trường
Khởi nguồn từ mô hình “HND thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt ở hộ gia đình và cộng đồng dân cư” được thí điểm và triển khai tại địa phương từ tháng 9/2020, do HND tỉnh đầu tư từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương HND Việt Nam, các hộ gia đình khi tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ 206 thùng chứa rác phuy nhựa được phân thành các cặp gồm 01 cái màu xanh, 01 cái màu vàng để phân chia rác thải sinh hoạt vô cơ và hữu cơ.
Gia đình chị Lê Thị Thân là một trong các hộ tham gia mô hình cho biết: Trước đây lượng rác thải sinh hoạt của gia đình chị cũng tương đối nhiều, trong đó có nhiều loại rác hữu cơ như rau, lá cây, các loại dư thừa của phụ phẩm phục vụ sinh hoạt; rác thải vô cơ như túi nylon, vỏ chai nhựa… đều được chị để chung thành một loại. Tuy nhiên, 01 tuần xe vận chuyển mới thu gom rác 1 hoặc 2 lần, nên gây ra tình trạng bốc mùi, ảnh hưởng môi trường sống và cảnh quan của gia đình chị.
Trên cơ sở các thiết bị được hỗ trợ, HND xã Xuân Dương đã vận động 10 hộ gia đình làm thí điểm triển khai phương án xây bể ủ rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón phục vụ cho sản xuất và nuôi trồng. Sau hơn 3 tháng thực hiện ủ rác thải hữu cơ bằng men vi sinh học đã đạt nhiều kết quả tốt. Sản phẩm đầu ra là phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm được một phần kinh phí, lại giảm một lượng lớn rác thải phải thu gom, vận chuyển và không còn tình trạng ùn ứ tại nơi tập trung rác thải.
Từ ngày tham gia mô hình, Gia đình chị Lê Thị Thân được hỗ trợ 02 thùng composite để phân loại và chứa rác thải, ngoài ra chị còn được hướng dẫn chi tiết về cách phân loại và cách ủ rác hữu cơ thành phân bón để bón cho cây trồng. Quy trình ủ phân diễn ra hết sức đơn giản, chỉ cần làm theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn; do không xây được bể ủ, nên gia đình chị lựa chọn phướng án đào 1 hố ủ có kích thước rộng 50cm, dài 1m, chiều sâu 50cm, sau đó lót bạt phần đáy mỗi lớp rác hữu cơ chị lại tưới một lượt chế phẩm vi sinh rồi phủ kín lại để ủ rác.
Phương pháp này giảm thiểu rất nhiều chi phí, tiền mua men sinh học chỉ hết 75.000 đồng cho 3m3 rác thải, bạt lót đáy và đậy ủ khoảng 50.000 đồng cho mỗi hố ủ và có thể sử dụng trong một thời gian dài. Một mặt lợi nữa là, tùy theo số lượng rác của gia đình chi mà có thể chia hố ủ thành 2 ngăn để bổ sung rác tiếp theo trong quá trình sinh hoạt.
Bằng việc tận dụng các loại rác thải hữu cơ có sẵn trong gia đình, như: Lá cây, cỏ khô, cơm thừa, rau, trái cây hư, đầu cá, rơm rạ… cho vào hố ủ chôn lấp và đậy kín nắp để tránh nước mưa, các sinh vật vào đẻ trứng…ủ thành phân để bón tự nhiên cho cây trồng. Hiện nay, gia đình chị đã dùng phân để bón cho rau xanh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo nguồn rau sạch, rau an toàn cung ứng cho thị trường và phục vụ nhu cầu cho gia đình, đồng thời phân bón cũng giúp cải thiện độ phì nhiêu cho đất, vừa bảo vệ môi trường lại có nguồn thực phẩm sạch.
>>> Xem thêm Quá trình compost từ chất thải hữu cơ
Việc xử lý rác thải sinh hoạt thời gian qua cho thấy, phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ có tính khả thi cao. Chế biến rác sinh hoạt làm phân hữu cơ một mặt giải quyết được vấn đề môi trường, mặt khác đã tận dụng các thành phần có trong rác thải để bón cho cây trồng. Đây là một hướng đi đúng nhằm giải quyết triệt để vấn đề rác thải tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân.
Nông dân biến rác thải sinh hoạt hàng ngày làm phân hữu cơ
Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch HND xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân chia sẻ: “Nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Trung ương HND Việt Nam, HND tỉnh đã thực hiện triển khai phương án HND thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt ở hộ dân và cộng đồng dân cư, sau gần 3 tháng thí điểm và thực hiện, bước đầu mô hình mang lại nhiều hiệu quả nhất định, lượng rác thải sinh hoạt hạn chế trông thấy, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường cảnh quan, mà cây cối được bón phân hữu cơ, cây xanh tốt và đạt năng suất cao hơn.
Qua quá trình thực hiện mô hình, đa số các hộ gia đình tham gia sử dụng hiệu quả thùng đựng rác compost để phân loại, xử lý rác thải ngay từ đầu nguồn, sử dụng làm phân bón trồng rau, cây ăn quả, tăng độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó, Hội tiếp tục tuyên truyền vận động thêm thành viên, bà con tham gia thu gom, phân loại và ủ rác hữu cơ thành phân bón, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, về lâu dài sẽ nhân ra diện rộng, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, huyện.
Theo đó trong thời gian tới, HND xã sẽ phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện xin hỗ trợ tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình ra và biến chất thải trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp”.
Hiện nay rác thải sinh hoạt đã được phân loại đang được xem là một nguồn tài nguyên quý, để tận dụng được nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, thì trước hết ta cần phải làm tốt công tác thu gom, phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn. Vì thế trong thời gian tới các cấp hội cần tăng cường hơn nữa trong việc tuyên truyền, phối hợp, hướng dẫn hội viên, nông dân phân loại rác thải tại nguồn, góp phần làm cho môi trường nông thôn ngày càng xanh – sạch – đẹp.
>>> Xem thêm Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ
Nhờ vào sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ kết hợp với sự đồng lòng của người dân, xã Xuân Dương trở thành một trong những xã, huyện đi đầu trong công tác biến rác thải thành phân bón hữu cơ, giúp ích trong sản xuất nông nghiệp.
Nguồn: Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa
Cũng giống như người dân tỉnh Thanh Hóa, tại tỉnh Phú Yên mô hình “Biến rác thải thành phân hữu cơ sinh học” đạt được nhiêu hiệu quả nhất định.
1,496
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ compost hiện nay đang là phương pháp phổ biến, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Vậy trong quá trình ủ rác hữu cơ làm phân compost cần...