1,107
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Trên cơ sở lý thuyết của hệ thống Chickenponics và kết quả kiểm nghiệm vi sinh vật an toàn đối với sản phẩm rau thu hoạch từ hệ thống (E.Coli, Salmonella, Coliform), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cho thử nghiệm và phát triển thành công mô hình liên hoàn xử lý rác để trồng rau tại gia đình. Thay vì ủ tạo phân hữu cơ, tất cả rác thải hữu cơ sẽ được đổ trực tiếp vào thùng nước ủ. Hệ thống sẽ tự vận hành, phân hủy rác hữu cơ thành dinh dưỡng tốt cho cây và đặc biệt không có mùi hôi thối.
Hệ thống sẽ xử lý trực tiếp rác thải sinh hoạt gồm ba hợp phần chính: (1) bể chứa nước và thùng rác hữu cơ; (2) hệ thống vận hành theo mô hình thủy canh; (3) bơm nước và sục khí.
Hợp phần quy hoạch vận hành tương tự mô hình thủy canh được lắp đặt nhằm: (1) tăng cường oxy giúp quá trình phân hủy được tự nhiên đối với rác thải; (2) là môi trường tốt để vi sinh vật cư trú và phân hủy hữu cơ; (3) tạo các giao động vật lý giúp kiểm soát tạo phát triển trong nước ủ phân; và (4) trồng bổ sung thêm rau theo mô hình thủy canh.
Tượng tự với quá trình vận hành mô hình thủy canh, bể đựng phân cũng cần được bổ sung thêm các hạt/lưới nhựa nhằm cung cấp nơi sống cho các vi sinh vật có lợi. Sục khí sẽ cung cấp oxy để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra tự nhiên nhất. Với sự vận hành song song của các hợp phần này, mùi hôi thối và các loại vi sinh vật gây hại sẽ được kiểm soát.
Bể chứa nước có thể tích khoảng 0.5 – 0.7m3. Rác sinh hoạt hữu cơ (như cơm thừa, canh, thịt, cá, bã tôm cua…) được người dân thu gom sau đó đổ trực tiếp vào thùng chứa, hằng ngày hoặc 2-3 ngày một lần tùy lượng rác thải của gia đình. Ngoài ra trong bể có thể thả 5-10 cá rô để kiểm soát ấu trùng muỗi sinh sôi và nảy nở.
Nước ủ sẽ được sử dụng để tưới trực tiếp cho rau, cây cảnh các tầng nhà khác nhau thông qua hệ thống tưới nước được thiết kế tự động (được đặt tên là: “bán nhỏ giọt” do Trung tâm Sinh thái phát triển, vật liệu ống PVC, lỗ phun 3-5 mm để hạn chế tắc).
>>> Xem thêm Mô hình trồng rau hữu cơ tại nhà
Theo nhu cầu sử dụng, rau trồng trên nền đất được bón bổ sung thêm NPK thông qua thùng tưới nhỏ (chứa nước và siphon).
Với công suất bơm lên đến 150w, trong điều kiện nắng nóng ở Hà Nội, mỗi ngày hệ thống sẽ bơm hai lần, mỗi lần 70-80 giây (khoảng 70-80 lít nước cho mỗi lần tưới: cho tổng 6 m2 trồng rau trên tầng thượng và 25 chậu cây cảnh các tầng).
Việc điều chỉnh chế độ bơm tự động và cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ thường xuyên giúp cây phát triển tốt trong điều kiện tầng đất trồng mỏng (10-12 cm, trên tầng thượng), và điều kiện thời tiết nắng nóng ở Hà Nội mà không cần mái che.
Hệ thống vận hành hoàn toàn quy chế tự nhiên, không cần bổ sung vi sinh hoặc bất kỳ phân bón nào khác. Do sử dụng môi trường nước ủ và dùng nước tưới trực tiếp, thất thoát dinh dưỡng do tưới hoặc mưa lớn sẽ nhỏ hơn so với cách ủ phân hữu cơ để sử dụng giống như cách thức áp dụng phổ biến hiện nay của các gia đình trồng rau. Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp ích trong việc tiết kiệm rất nhiều công và nước tưới so với việc ủ hữu cơ và tưới thủ công.
Sau khoảng từ 10-12 tháng vận hành liên tục, dừng đổ rác hữu cơ vào hệ thống trong 2-3 ngày. Sau đó làm vệ sinh thùng chứa rác. Cặn/rác còn thừa xả ra dùng trực tiếp cho cây cảnh hoặc rau. Nếu thiết kế hai thùng chứa rác thì có thể đổ rác sang thùng nhận thứ hai. Sau một vài tuần thì làm vệ sinh thùng một để tránh tình trạng bị ứ động, gây ra mùi hôi.
Hệ thống vận hành theo quy trình rất đơn giản, dễ làm vệ sinh, không bị bí gây mùi, nước ủ phân tương đối trong sạch (cá sống khỏe), và giúp tiết kiệm nước tưới rất nhiều so với cách tưới vòi thông thường mà ta từng sử dụng, đặc biệt đối với nhà cao tầng.
Cơ chế vận hành của hệ thống nước ủ cũng có thể áp dụng trong sản xuất rau/quả, hoặc xử lý chất thải chăn nuôi ở quy mô nhỏ và vừa.
Hệ thống xử lý rác thải compost và tưới nước bán tự động phù hợp với các hộ dân sống ở khu vực đô thị giúp tiết kiệm nước tưới và chất thải, vừa bảo vệ môi trường, lại cung cấp các loại rau sạch cho gia đình và tăng cường cảnh quan đô thị nói chung.
Với hệ thống aquaponics ở miền Bắc, nơi có khí hậu khắc nhiệt vào mùa đông và không thuận lợi trong việc nuôi cá khoảng thời gian này, có thể sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ trực tiếp như hệ thống này để cung cấp các dinh dưỡng cho cây rau trồng. Khi sang xuân khi thời tiết ấm lên và có thể thả cá, gia đình chỉ cần vận hành hệ thống bằng nước sạch (trong thời gian 3-5 ngày),hai lần thay nước, để làm vệ sinh hệ thống là có thể thả cá.
Với nhiều mô hình liên hoàn xử lý rác để trồng rau khác nhau, người dân có thể tìm hiểu và áp dụng mô hình phù hợp nhất dành cho hộ gia đình. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều hộ dân đã và đang áp dụng trồng rau sạch từ rác hữu cơ, một ví dụ nổi bật chính là tại Đà Lạt. Đà Lạt được xem là một tỉnh thành có khí hậu lạnh quanh năm, lại là điểm du lịch nổi tiếng, vì thế lượng rác thải thải ra môi trường là vô cùng lớn. Vậy làm sao để giữ cho môi trường sạch, đẹp cùng tìm hiểu phương pháp trồng rau sạch từ rác hữu cơ của một số hộ gia đình tại Đà Lạt nhé.
Nguồn: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận
1,107
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Phân hữu cơ là loại phân bón chứa nhiều dưỡng chất đa, trung, vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ, dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. Hành Tinh Xanh hướng dẫn bạn kỹ thuật...