1,495
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Nhằm hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, thời gian qua, HLHPN huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã đề xuất và cho xây dựng, triển khai nhiều mô hình đạt những hiệu quả nhất định. Trong đó, nổi bật là mô hình sử dụng thùng nhựa tạo phân compost từ rác hữu cơ, góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn xanh – sạch – đẹp và thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường nông thôn.
=> Xem thêm Compost là gì?
Trước đây, rác thải chưa được phân loại được xem là thứ bỏ đi, không có giá trị sử dụng. Tuy nhiên từ khi triển khai mô hình ủ phân compost từ rác hữu cơ, rác thải, rác phân loại đã trở thành một nguồn tài nguyên có giá trị trong trồng trọt đối với người dân huyện Vĩnh Lợi. Bà Khưu Thị Phong, Chủ tịch Hội LHPN huyện Vĩnh Lợi cho biết: Thực hiện đề án của Hội LHPN tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, Hội LHPN huyện đã bắt tay phối hợp với Hội LHPN tỉnh và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện vào triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng ủ rác nhựa hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường.
Mô hình được thí điểm đầu tiên tại xã Châu Thới với sự tham gia của 32 hộ gia đình. Sau 6 năm thực hiện, mô hình đã đạt được những kết quả tích cực và vô cùng rõ nét. Đồng thời qua đó, ý thức của mỗi hộ gia đình trong việc bảo vệ môi trường, phân loại, xử lý rác thải cũng được nâng cao lên một cách rõ rệt. Hiện tại, mô hình đã được nhân ra diện rộng đến Hội LHPN các xã, thị trấn trong huyện với số lượng 400 cái thùng compost.
Để giúp bà con nông dân có thể nắm rõ kiến thức thực hiện mô hình, bên cạnh công tác vận động, tuyên truyền, Hội LHPN huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật sử dụng thùng nhựa tạo phân compost từ rác hữu cơ. “Phân compost không chỉ hạn chế mùi hôi thối, mà còn giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu thùng ủ phân có mùi thì có thể dùng cỏ, lá cây hay giấy báo đậy lên trên bề mặt rác sẽ làm giảm mùi, rồi tiếp tục cho rác hữu cơ vào thùng để thực hiện phân hủy. Mô hình này không chỉ có tác dụng đối với môi trường, nâng cao ý thức của mỗi hộ gia đình mà còn có mang tầm vóc lớn về giá trị kinh tế khi giá cả các mặt hàng gia tăng như hiện nay, đặc biệt là với phân bón.”- bà Phong chia sẻ thêm.
Theo bà Khưu Thị Phong, khi công tác thực hiện mô hình được triển khai, điều bà mong muốn trước tiên là bà con có ý thức tự giác phân loại rác hữu cơ trước khi bỏ vào thùng. “Đó là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì có bỏ rác vào thùng mới làm được phân để bón cho cây, đem lại hiệu quả cao trong việc trồng trọt, từ đó người dân mới nhận thức đầy đủ được hiệu quả của việc làm này và tiếp tục thực hiện trong thời gian dài” – bà Phong cho biết thêm.
Là một trong những hộ dân tham gia công tác mô hình, chị Trần Thanh Bình cho hay: Trước đây, tôi thường gom rác để đốt mà không phân loại. Trong đó, có một số loại rác không phân hủy (như chai lọ, túi nylon) gây mất vệ sinh, bốc mùi độc hại xung quanh nhà. Nay nhờ công tác hướng dẫn cách phân biệt, xử lý rác nên tôi biết phân loại rác vô cơ và loại rác hữu cơ. Kỹ thuật xây dựng thùng nhựa tạo phân compost từ rác hữu cơ cũng diễn ra vô cùng đơn giản.
Thùng nhựa sẽ được đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, có hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài. Rác hữu cơ bỏ vào trong thùng là các loại thức ăn thừa, phần bỏ đi của rau, củ quả, lá cây, cỏ… Hàng ngày, tôi có thể loại bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng. Nếu độ ẩm trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng ẩm.
Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống. Sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân compost có độ mịn, tơi xốp, màu đen, không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa màu rất tốt, đồng thời phân hữu cơ cũng có tác dụng trong việc cải tạo đất.
>>> Xem thêm Mô hình xử lý rác thải hữu cơ
Để phát huy hiệu quả hơn nữa của mô hình, thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết bà con nông dân về cách phân loại và quá trình xử lý rác thải, nhân ra diện rộng mô hình này.
Điểm thuận lợi trong việc nhân rộng mô hình này là gia đình nào cũng có rác hữu cơ mỗi ngày và việc thực hiện làm phân hữu cơ không hệ khó khăn trong công tác thực hiện, bà con nông dân có thể dùng phân để trồng cây, bón cho rau màu; người sống ở thành thị có thể dùng phân để bón cho các loại hoa, cây cảnh trong vườn nhà.Nguồn: Thi đua khen thưởng
Ngoài Bạc Liêu, Thanh Hóa cũng đang tích cực thí điểm đề án phân loại và xử lý rác thải. Mời các bạn xem thêm mô hình Phân loại, sản xuất phân bón vi sinh
1,495
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Ngày nay, rau hữu cơ càng được người tiêu dùng tin tưởng và chọn lựa. Do đó, để trồng rau hữu cơ đạt chất lượng, người trồng rau cần tuân thủ những kỹ thuật cũng như quy định...