882
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Vấn đề rác thải sinh hoạt vẫn là mối quan tâm lớn của tất cả cộng đồng. Đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường như hiện nay thì chúng ta cần có những biện pháp cải thiện hiệu quả và nhanh chóng. Vậy có những cách xử lý rác thải sinh hoạt nào phổ biến nhất hiện nay?
Thiêu đốt được xem là cách xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Đặc biệt, đối với những loại chất thải công nghiệp có tính độc hại, chất thải rắn y tế, v.v… Quá trình này sẽ sử dụng nhiệt độ cao (từ 850°C đến 1100°C) trong các lò đốt rác thải chuyên dụng.
>>> Xem thêm Rác thải sinh hoạt là gì?
Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là nó góp phần giảm thiểu tối đa lượng rác thải cho khâu xử lý cuối cùng, đó là chôn lấp tro, xỉ. Bên cạnh đó, phần năng lượng được sản sinh ra trong quá trình thiêu đốt cũng có thể được tận dụng cho các ngành công nghiệp nhiệt – điện.
Tuy nhiên, phương pháp thiêu đốt chưa được đầu tư nhiều tại Việt Nam bởi lẽ chi phí đầu tư cho nó cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần thực hiện tốt khâu phân loại rác. Đồng thời dây chuyền vận hành cũng đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao.
Phương pháp chôn lấp thường được áp dụng cho các loại chất thải không có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng. Những loại rác thải nguy hại, chất thải phóng xạ cũng thường được áp dụng cách xử lý này tại những bãi chôn lấp được thiết kế đặc biệt.
>>> Xem thêm Xử lý rác thải trong gia đình
Chôn lấp hợp vệ sinh cần phải được thực hiện theo đúng quy trình để đạt hiệu quả cao. Rác thải sau khi được thu gom sẽ được rải thành từng lớn. Sau đó nén chặt lại để giảm bớt áp lực rồi phủ đất lên để hạn chế côn trùng.
Rác thải sinh hoạt khi được chôn lấp sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học bên trong và tạo ra các chất giàu dinh dưỡng như nitơ, axit hữu cơ, các hợp chất amoni và một số khí khác như CO2, CH4. Cách xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp cần được thực hiện đúng nơi quy định và hợp vệ sinh.
Phương pháp ủ sinh học thường ít được áp dụng hơn so với hai phương pháp kể trên. Quá trình ủ sinh học thường chỉ được áp dụng cho những loại chất thải hữu cơ không có tính độc hại.
>>> Xem thêm Cách xử lý rác thải sinh hoạt
Rác thải sau khi thu gom sẽ được đem đi khử nước và xử lý để có độ xốp và ẩm vừa phải. Trong suốt quá trình ủ, độ ẩm và nhiệt độ của rác thải luôn được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trạng thái hiếu khí. Nhờ vào quá trình oxy hóa sinh các chất hữu cơ, quá trình sẽ tự tạo ra nhiệt riêng.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ sinh học là CO2, nước và các chất hữu cơ như lignin, xenlulo, v.v… Sau đó, các chất hữu cơ này sẽ được đem đi tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Tái chế rác thải sinh hoạt là phương pháp đã được áp dụng phổ biến hơn cả. Trong đó, rác thải điện tử chiếm khối lượng lớn nhất trong tổng lượng rác được tái chế. Các loại đầu máy, linh kiện, máy tính sẽ được thu gom về các cơ sở tái chế.
>>> Xem thêm Quá trình compost từ chất thải hữu cơ
Tiến hành bóc tách, sửa chữa để đem đi tái sử dụng ở những cơ sở sản xuất, thay thế. Lượng chất thải rắn còn lại chủ yếu sẽ được đem đi thiêu đốt hoặc nghiền nát.. Sau đó, thêm hóa chất để tạo ra những sản phẩm mới như vỏ hộp, chai lọ, túi nilon, v.v…
Trên đây là những cách xử lý rác thải sinh hoạt phố biến nhất hiện nay. Để có một chất lượng cuộc sống tốt hơn, mỗi cá nhân chúng ta cũng cần phải cải thiện thêm kiến thức về việc phân loại rác. Đặc biệt là nâng cao ý thức chung về việc bảo vệ môi trường.
=> Xem thêm Mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình
882
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Compost tea là một sản phẩm được ứng dụng trong nông nghiệp và có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, đối với nhiều người, thuật ngữ compost tea vẫn còn khá xa lạ. Vậy hãy cùng tìm hiểu...