1,326
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Mô hình biến rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ được xem là giải pháp tốt nhất hiện nay vừa giúp làm sạch môi trường sinh thái lại vừa tạo ra nguồn phân hữu cơ tự nhiên bón cho cây trồng, đồng thời tiết kiệm nguồn chi phí cho sản xuất nông nghiệp. Cùng tìm hiểu mô hình biến rác thải thành phân bón hữu ích tại Bạc Liêu trong bài viết dưới đây.
Theo Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM chia sẻ, để xử lý triệt để rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ việc cần làm đầu tiên chính là phân loại chúng.
– Một là đưa các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy thành một nhóm như: thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động vật… có thể sử dụng ủ làm phân bón tự nhiên bón cho cây trồng.
– Hai là, các loại chất thải sinh hoạt có khả năng tái chế như: giấy, vỏ hộp, vỏ lon nhôm, vỏ chai nhựa… bà con cần thu gom lại vào một bao tải và chuyển giao cho các đơn vị thu gom có chuyên môn.
– Thứ ba, đối với các loại chất thải còn lại như: vỏ trứng, bóng đèn, sành, sứ, túi nylon…cần thực hiện thu gom, vận chuyển đến một địa điểm khác và tiến hành xử lý theo hướng dẫn an toàn.
Quá trình phân loại và xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ vô cùng rất đơn giản. Trước tiên, loại bỏ rác, lá cây, các loại rác có thể phân hủy vào thùng nhựa và tưới nước ủ lại, cần lưu ý nên thùng có nắp đậy kín để tránh ruồi mỗi, sinh vật vào đẻ trứng, phía bên dưới thùng có hộc kéo ra lấy phân hữu cơ sau khi rác đã phân hủy thành công.
Những thùng đựng rác hỗ trợ cho bà con có nhiều lỗ nhỏ để thoát không khí, có một cửa ở phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài. Hàng ngày, các loại rác thải sinh hoạt phát sinh trong hộ dân được thu gom và phân loại như sau: lá cây, cỏ khô, cơm, cá cặn, rau quả hư hỏng… sẽ được cho vào thùng ủ rác chuyên dụng, sau đó đậy kín nắp.
Sau khoảng từ 30 đến 60 ngày, rác thải hữu cơ sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy, biến thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Phân hữu cơ có đặc tính không có mùi hôi, lại không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt vô cùng thích hợp bón cho cây ăn trái và hoa màu vì có chứa nhiều chất hữu cơ tự nhiên bổ sung sự phì nhiêu cho đất.
Từ mô hình biến rác thải thành phân bón hữu ích, có thể thấy ý thức người dân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phân loại và xử lý rác thải. Bên cạnh đó, rác được phân loại được coi là nguồn tài nguyên quý, giúp ích rất nhiều trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Nguồn: Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu
“Rác không phân loại chỉ là rác, rác được phân loại là tài nguyên”. Nhờ áp dụng triệt để mô hình phân loại rác mà nhiều người dân trên khắp các tỉnh thành phố đang và đã thực hiện biến rác thải thành phân bón hữu cơ. Nổi bật trong đó là tỉnh Nam Định với mô hình “Biến rác hữu cơ thành phân bón“.
1,326
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Quy trình trồng rau sạch là một quy trình nông nghiệp chất lượng cao để sản xuất các loại rau sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe. Quy trình này bao gồm nhiều bước, từ chuẩn bị...