782
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Trong những năm qua, việc xử lý rác tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn khi lượng rác sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng cao, và các khu đô thị đang ngày càng trở nên chật chội. Để giải quyết vấn đề này, TP.HCM đã triển khai các hoạt động phân loại và sơ chế rác tại nguồn.
Từ ngày 1/6/2019, TP.HCM đã ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn TP, áp dụng phân loại rác tại nguồn để hạn chế khối lượng rác đi vào các bãi rác, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Theo đó, cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn bằng các loại thùng phân loại rác, thùng rác 2 ngăn, thùng rác 3 ngăn, thành nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy, nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). Các loại rác được phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ thùng rác riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải. Bao bì (túi), thùng rác lưu giữ CTRSH sau phân loại phải có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải và thời gian lưu giữ. Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.
UBND phường-xã, thị trấn là cơ quan trực tiếp xem xét, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải và chủ thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại nguồn. Đối với khu vực đất thuộc quyền sử dụng, quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, UBND phường-xã, thị trấn sẽ liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư hoặc người quản lý để yêu cầu họ đảm bảo việc thu gom và xử lý CTRSH đúng quy định pháp luật.
Nếu có phát hiện vi phạm hoặc tình trạng ô nhiễm môi trường do việc xử lý CTRSH không đúng quy định, UBND phường-xã, thị trấn sẽ yêu cầu chủ nguồn thải và chủ thu gom, vận chuyển CTRSH khắc phục ngay lập tức và chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra.
Đồng thời, UBND phường-xã, thị trấn sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tại nguồn, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nếu cần thiết, UBND phường-xã, thị trấn sẽ áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những đơn vị vi phạm quy định về CTRSH.
782
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Hiện nay, nhiều nơi chọn cách đốt bỏ rơm rạ để tiết kiệm thời gian và tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, điều này đã tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và tiêu hủy nguồn...