1,326
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Nhằm góp phần giảm tối đa lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường hàng ngày, Hội LHPN thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực thí điểm và thực hiện mô hình “Hố ủ rác thành phân hữu cơ”, xử lý rác hữu cơ làm sạch môi trường và để bón cho cây trồng. Đây được xem là một hoạt động công tác vô cùng quan trọng để giúp người dân tạo nên thói quen phân loại rác thải ngay ngay từ đầu nguồn, góp phần làm sạch môi trường.
Tại mô hình “Hố ủ rác thành phân hữu cơ” của HLPN thị trấn Rừng Thông đang được tiến hành vào tháng 5/2019 và triển khai tại 2 hộ gia đình trú tại phố Xuân Lưu. Mô hình này đã được các cán bộ của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam hướng dẫn chi tiết từ việc đào hố, phân loại, xử lý rác cho đến cách ủ rác và sử dụng phân hữu cơ thu được để bón cho cây trồng, làm tăng năng suất cây cũng như giúp bảo vệ môi trường.
>>> Xem thêm Cách xây hố rác gia đình
Rác thải sinh hoạt được thu gom phân loại được đổ vào hố ủ
Theo đó, quy trình ủ rác diễn ra rất đơn giản, các hộ gia đình chỉ cần sử dụng thùng phuy nhựa hoặc tự đào hố ủ với diện tích bằng với số lượng rác sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, rác thải hữu cơ được phân loại như: lá cây, thức ăn thừa, rau cỏ, trái cây hư… tất cả được cho vào hố ủ có nắp đậy kín nhằm tránh ruồi muỗi hay các con vật chui vào đẻ trứng.
Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại và thu gom được cho vào hố ủ sau đó trộn với chế phẩm vi sinh ủ rác Emuniv được pha sẵn theo tỷ lệ 10 thìa đường 1 lít nước sạch và 2 thìa vi sinh. Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất, giúp quá trình ủ diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Rác thải như rau củ, vỏ hoa quả, thức ăn thừa, lá cây được ủ làm phân bón
Tiếp đến trong quá trình làm phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt, bước đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm là vô cùng cần thiết. Sau khoảng từ 3 cho đến 4 ngày, người dân nên tiến hành đảo trộn đống ủ và kiểm tra độ ẩm. Nếu trong quá trình kiểm tra, ta bóp thấy phần ủ rác dính chặt, không có nhiều nước rỉ ra thì độ ẩm đạt yêu cầu. Sau đó từ 30 đến 40 ngày, rác thải lúc này đã được ủ thành phân hữu cơ có độ tơi xốp nhất định, màu đen, không mùi và có thể đưa vào sử dụng bón cho cây trồng.
>>> Xem thêm Cách xử lý rác thải sinh hoạt
Mặc dù mô hình mới chỉ đang ở mức thí điểm, tuy nhiên, đề án “Hố ủ rác thành phân hữu cơ” đã giúp ích rất nhiều cho việc giảm thiểu rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày, bên cạnh đó ý thức cho người dân trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường cũng được nâng cao hơn.
Trong quá trình ủ tưới chế phẩm Emuniv vào rác thải để khử mùi hôi
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa số lượng thu gom rác thải sinh hoạt mỗi ngày đạt khoảng 1.3 tấn. Rác thải tái sử dụng và tái chế là 381,6 tấn/ngày. Trước những số liệu đáng báo động về tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt tăng lên mỗi ngày, Hội LHPN thị trấn Rừng Thông đang bắt tay triển khai mô hình “Hố ủ rác thành phân hữu cơ” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh thục hiện.
Phương án đã gây được sự chú ý của cộng đồng bởi quá trình diễn ra đơn giản, dễ làm, chi phí thấp lại góp phần rõ rệt trong việc giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
>>> Xem thêm Mô hình xử lý rác thải hữu cơ
Sau khi trộn đều, hố được đậy nắp và ủ trong 30-40 ngày
Bà Vũ Thị Liên, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Rừng Thông và là một trong những hộ gia đình được thí điểm mô hình xử lý rác hữu cơ làm sạch môi trường này cho hay: “Nhận được sự hỗ trợ từ huyện Đông Sơn, Hội LHPN thị trấn Rừng Thông đang thực hiện mô hình “Hố ủ rác thành phân hữu cơ”, sau gần 2 tháng triển khai, bước đầu mô hình mang đến nhiều hiệu quả thiết thực.
Bắt đầu triển khai từ tháng 5-2019, thí điểm tại 2 hộ gia đình thuộc thị trấn Rừng Thông được các cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn phương pháp ủ rác sinh hoạt và cách phân loại rác thải, đào hố thành phân hữu cơ bón để cho cây trồng. Theo chị Vũ Thị Liên, thuộc khu phố Xuân Lưu, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), quy trình ủ phân diễn ra hết sức đơn giản, chỉ cần trang bị một thùng phuy nhựa hoặc đào 1 hố ủ ở vị trí không bị trũng nước tùy theo khối lượng rác của gia đình, một lưu ý nhỏ là người dân nên trang bị nắp đậy kín để tránh sinh vật và để trứng.
Bằng việc tận dụng các loại rác thải hữu cơ trong gia đình, như: Lá cây, cỏ khô, cơm thừa, rau, trái cây hư, đầu cá, rơm rạ… cho vào thùng phuy hoặc hố chôn lấp và đậy kín nắp. Theo đó, nên pha dung dịch vi sinh Emuniv theo tỷ lệ 1 lít nước sạch, 2 thìa vi sinh, 10 thìa đường sau đó phun lên bề mặt rác thải khi được bỏ vào hố. Sau khoảng 30 – 45 ngày lớp rác thải bên dưới sẽ được phân hủy hình thành phân hữu cơ có độ mịn, tơi xốp, màu đen và không mùi.
Có thể sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc phơi khô, dự trữ trong bao bì, thùng nhựa bón cây trồng lâu dài. Theo báo cáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì phân hữu cơ được ủ từ nguồn rác thải sinh hoạt khi bón sẽ góp phần cải tạo đất, lại cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, sạch bệnh, khả năng chống chịu tốt hơn so với phân bón hóa học.
Sau hơn 4 tháng triển khai, mô hình đã nhân rộng được hơn 100 hộ gia đình trên địa bàn toàn huyện. Đồng thời, cùng với các phong trào xây dựng khuôn viên vườn đẹp và cải tạo đất trồng, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện Đông Sơn đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng mô hình này trên diện rộng.
Bà Lê Thị Vui, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Sơn, cho biết thêm: Với mô hình này, các hộ gia đình có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên để bón cho rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Phân loại và xử lý rác thải luôn là vấn đề hàng đầu khiến các cấp ngành, người dân quan tâm. Để thực hiện mô hình đạt hiệu quả cần sự chung tay góp sức của cả địa phương lẫn người dân tham gia. Vì một nông thôn mới xanh – sạch – đẹp ngay từ bây giờ các bạn hãy đồng hành trong vấn đề phân loại và xử lý rác hữu cơ tại nhà nhé!
Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường tình Thanh Hóa
1,326
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Quy trình trồng rau sạch là một quy trình nông nghiệp chất lượng cao để sản xuất các loại rau sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe. Quy trình này bao gồm nhiều bước, từ chuẩn bị...