856
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Hiện nay, rác nhà bếp chiếm tỷ lệ từ 70 đến 90% lượng rác thải sinh hoạt thường ngày. Vậy xử lý rác nhà bếp như thế nào cho hợp lý? Cách ủ rác nhà bếp không hôi đơn giản nhất là gì? Hãy cùng Hành Tinh Xanh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Rác nhà bếp bao gồm rác hữu cơ và rác vô cơ. Trong thực tế, không phải tất cả rác nhà bếp đều có thể tái chế, phân hủy sử dụng được. Ta nên loại bỏ rác vô cơ ra trước khi tiến hành ủ rác nhà bếp.
Một số loại rác hữu cơ từ nhà bếp có thể sử dụng thành phân bón như thức ăn thừa, vỏ trứng, cuống rau, vỏ hoa quả, hoa quả hỏng, xương lợn, xương gà,…. Tùy vào mỗi nguồn rác thải mà các thành phần hữu cơ cũng khác nhau.
Đa số những loại rác hữu cơ nhà bếp đều chứa nhiều vi lượng đam, kali, chất xơ, khoáng chất, lân,… và có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.
>>> Xem thêm Phân loại rác thải gia đình
Việc ủ rác hữu cơ nhà bếp tạo thành phân hữu cơ đem đến nhiều lợi ích cho môi trường, cũng như con người. Một số lợi ích được kể đến như:
– Giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón cho cây trồng.
– Cải thiện, tái tạo độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất.
– Hạn chế tình trạng sử dụng phân bón sinh học.
– Bảo vệ môi trường, cũng như sức khỏe con người, giảm tải tình trạng hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, có rất nhiều cách để xử lý rác thải nhà bếp, tuy nhiên bằng cách sử dụng nấm vi sinh Trichoderma đem đến hiệu quả tuyệt đối, cũng như tiết kiệm thời gian ủ rác. Tác dụng của phương pháp ủ rác nhà bếp với Trichoderma:
– Phân giải rác nhà bếp thành chất hữu cơ giúp cây trồng hấp thụ nhanh
– Khử mùi hôi của rác nhà bếp
– Ức chế và tiêu diệt những vi sinh vật gây mùi trong rác thải
– Hạn chế mầm bệnh, côn trùng
– Cung cấp hệ sinh thái vi sinh vật hữu ích
– Thùng ủ rác
– Rác thải nhà bếp: thức ăn thừa, vỏ trứng, cuống rau,…
– 1 gói chế phẩm vi sinh Trichoderma
– 1 lít Đường mía, đường phèn
– Nước sạch
– Trộn đều các thành phần của rác nhà bếp. Sau đó rắc một lớp chế phẩm vi sinh xuống dưới đáy để thúc đẩy quá trình lên men.
– Bỏ rác vào thùng, độ dày rác khoảng 4 đến 5cm, độ ẩm thích hợp là 50%. Tiếp tục rắc một lớp chế phẩm vi sinh lên bề mặt rác. Để khử mùi hôi, bạn nên dải thêm 1 lớp đường mía hoặc đường phèn lên phía trên.
– Cứ tiếp tục phủ 1 lớp rác sau đó là 1 lớp chế phẩm đến khi gần đầy thùng, cách nắp thùng khoảng 10cm thì dừng lại. Đậy kín nắp thùng và ủ từ 15 đến 20 ngày.
– Sau từ 7 đến 10 ngày tiến hành kiểm tra và đảo trộn từ ngoài vào trong, sau đó lấy nước ủ ra để sử dụng. Sau từ 15 đế 20 ngày, rác hữu cơ phân hủy thành phân có màu nâu đen, không mùi thì quá trình ủ diễn ra thuận lợi, lúc này bạn có thể lấy ra để sử dụng bón cho cây.
– Nên đặt thùng ủ tại nơi thoáng đãng, có ánh nắng mặt trời, tránh nơi có nhiều ruồi, bọ.
– Lưu ý: Trước khi ủ không nên cho các loại rác hữu cơ như húng quế, bạc hà, sả, vỏ cam, vỏ quýt vào thùng ủ. Những loại rác này sẽ ảnh hưởng đến quá trình ức chế của các vi sinh vật có lợi. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số loại rác hữu cơ khó phân hủy và gây mùi như xương động vật, giấy, bìa carton,…
Bên cạnh đó, hiện nay Hành Tinh Xanh chuyên cung cấp các loại thùng ủ rác hữu cơ, thùng đựng rác nhiều dung tích khác nhau, tiết kiệm thời gian ủ rác, phân loại rác cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Trên đây là một số thông tin về cách ủ rác nhà bếp không hôi. Hy vọng bài viết đã đem nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
856
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Tháp trồng rau hữu cơ là giải pháp trồng rau thông minh được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn 4 loại tháp trồng rau hữu cơ cho năng...