902
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Từ rất lâu, phương pháp ủ rơm rạ thành phân bón không còn xa lạ với nhiều người nông dân. Vậy cách ủ phân hữu cơ từ rơm rạ như thế nào cho đúng? Lợi ích của phương pháp này là gì? Cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây nhé.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới, chính vì thế tỷ lệ các loại rơm, rạ thải ra là vô cùng lớn. Vậy làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên này đúng cách? Tác dụng của phân hữu cơ làm từ rơm, rạ là gì?
Phụ phẩm nông nghiệp là tài nguyên vàng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các phụ phẩm rơm rạ có độ dinh dưỡng cao, dễ phân hủy được tái tạo thành phân hữu cơ dinh dưỡng, rất tốt cho cây trồng. Lợi ích của phân ủ từ rơm rạ:
– Bổ sung lượng lớn chất đạm giúp cây phát triển
– Cải thiện đất bạc màu, bổ sung chất dinh dưỡng, tạo độ phì nhiêu cho đất
– Dễ dàng sử dụng bón cho cây trồng
– Hạn chế các tác nhân gây bệnh cho cây trồng
– Giảm thiểu các loại côn trùng, sâu bệnh phá hoại
– Hợp phần các enzim và phân giải chất xơ
Phương pháp ủ hoai mục bằng chế phẩm ủ rác Trichoderma được đánh giá là đơn giản, quá trình diễn ra nhanh chóng, đem lại nhiều dưỡng chất.
– Rơm, rạ: 1 tấn
– Chế phẩm Trichoderma: 200gram
– Chế phẩm xử lý chất hữu cơ Emzeo: 200gram
– Phân NPK: 2kg
– Phân chuồng (phân bò, phân gà, phân heo,..): 500kg
– Vải bạt, bao nylon để phủ chế phẩm ủ
Bước 1: Xử lý rơm, ra và chế phẩm Trichoderma
– Đối với rơm, rạ tươi cần dàn đều ra ngoài mặt phẳng, đồng thời tưới thêm nước để tạo độ ẩm
– Đối với rơm, rạ khô cần tưới nước liên tục từ 2 cho đến 3 ngày
– Đối với chế phẩm vi sinh Trichoderma: hòa tan với Emzeo cùng 50 lít nước sạch sau đó khuấy đều
Bước 2: Ủ các nguyên liệu
Chuẩn bị một nền đất bằng phẳng hoặc đào một hố ủ có độ sâu khỏng 70cm để tiến hành ủ rơm, rạ. Trộn đều phân chuồng với rơm, rạ. Sau đó dàn đều, tưới thêm một lượng chế phẩm Trichoderma đã được hòa tan với Emzeo. Tiếp đến rắc thêm một lớp phân mỏng NPK. Cuối cùng sử dụng vải bạt hoặc bao nylon phủ kín để chắn gió và giữ độ ẩm cho lớp ủ.
Bước 3: Kiểm tra lần 1 và thêm nước
Sau từ 8 đến 10 ngày, kiểm tra đống ủ và tạo thêm ẩm. Trong quá trình kiểm tra nhận thấy không có mầm cỏ thì lúc này các vi sinh vật ức chế đã hoạt động. Theo đó, tạo thêm độ ẩm cho đống ủ và phủ bạt lại, chờ 20 ngày sau.
Bước 4: Kiểm tra lần 2 và tiến hành đảo, trộn đống ủ
Sau gần 20 ngày, tiến hành kiểm tra độ ẩm của đống ủ, trộn đều đống ủ từ ngoài vào trong. Tiếp tục phủ bạt kín, chờ đến 30 ngày sau.
Bước 5: Kết thúc quá trình
Sau khoảng 30 ngày, lúc này đống ủ đã hình thành phân màu nâu đen, có độ tơi xốp, mềm mịn và hơi ẩm.
Việc ủ rơm, rạ cũng cần tuân thủ những quy định riêng để đem đến những kết quả tốt nhất.
Tiến hành xử lý rơm, rạ thành những khóm nhỏ, để tăng diện tích tiếp xúc với vi sinh vật, đẩy nhanh quá trình ủ hoại mục.
Cung cấp đầy đủ độ ẩm cho chế phẩm hoạt động, tranh tình trạng đống ủ quá khô hoặc quá ẩm.
Có thể sử dụng thêm chế phẩm Emzeo để khử mùi tanh cho đống ủ.
Chiều cao hợp lý của đống ủ là từ 1.2m đổ xuống
Tránh sử dụng vôi sống trong quá trình ủ.
Trên đây là phương pháp ủ rơm, rạ bằng chế phẩm vi sinh Trichoderma. Ngoài ra hiện nay Hành Tinh Xanh chuyên cung cấp những loại thùng ủ phân hữu cơ chuyên dụng, với thời gian ủ diễn ra nhanh chóng. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm mời bạn tham khảo trang web https://thungrachuuco.vn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
902
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
VietGAP là cụm từ mà người tiêu dùng chắc hẳn thấy nhiều trên các loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh. Vậy rau VietGAP là gì? Quy trình trồng rau VietGAP như thế nào? Hãy cùng tham...