1,393
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Góp phần thực hiện phương án Môi trường và an toàn sinh hoạt trong kiến thiết nông thôn mới, thời gian qua, người dân ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo đã tham gia triển khai mô hình xử lý rác thải sinh hoạt để vừa tạo nên môi trường sạch đẹp, vừa chung tay bảo vệ sức khỏe người dân. Mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình được thực hiện từ năm 2015, đến nay đã đi vào khuôn khổ và mang lại hiệu quả thực tế.
Theo bà Nguyễn Thị Mười Hai, Bí thư Chi bộ ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, để triển khai mô hình biến rác thải thành phân bón này, Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc ấp cùng các chi hội, đoàn thể, Tổ nhân dân tự quản thực hiện tuyên truyền đến người dân trong ấp tổ chức mô hình thông qua các buổi họp của ấp, tuyên truyền đến người dân thực hiện theo các tiêu chí xây dựng gia đình “3 sạch, 5 không ” đặt trọng tâm đến sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
Trong quá trình thực hiện mô hình này, mỗi hộ dân phải tự đào hố rác tại vườn nhà, đồng thời trong nhà phải thùng đựng rác được phân loại theo các loại, như: Rác thải nhựa, túi ni lông, rác hữu cơ, thủy tinh… Bước đầu, thôn chọn ra 4 tổ gồm: Tổ 1, tổ 7, tổ 8 và tổ 12 của ấp để triển khai thí điểm, trong đó mỗi tổ chọn 1 hộ dân thực hiện thí điểm. Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc ấp hỗ trợ thùng đựng rác cho các hộ dân thực hiện thí điểm để phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.
Đối với rác hữu cơ sẽ được đem đổ vào hố rác để phân hủy thành phân hữu cơ bón cho cây trồng. Rác thải nhựa được phân loại riêng bán ve chai, túi ni lông được hộ gia đình phơi khô và được hướng dẫn đốt đúng nơi quy định. Riêng rác thủy tinh được hộ gia đình thu gom sau đó để chỗ cố định để không gây hại đến các thành viên trong gia đình.
Là một trong những hộ dân được triển khai thí điểm mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình từ năm 2015, chị Nguyễn Thị Lệ Thu, tổ 7 cho biết, trong quá trình thực hiện xử lý rác thải hữu cơ tại nhà, bản thân chị luôn mong muốn nhà cửa lúc nào cũng thông thoáng, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Hàng ngày, chị đặc biệt coi trọng việc dọn dẹp nhà cửa, thu gom, phân chia các loại rác hữu cơ như lá cây hoặc các loại rác sau khi chế biến thức ăn đổ vào hố rác ở sau vườn. Trong nhà, chị trang bị 03 thùng đựng rác nhỏ gồm xô rác đựng các loại rác nhựa, túi nylon, thủy tinh. Sau khi các thùng chứa rác đầy chị đem các loại túi nylon đốt theo hướng dẫn, còn các loại rác nhựa chị bán ve chai và rác thủy tinh chị gom lại để ở một góc riêng để không gây hại cho các thành viên trong gia đình.
Tương tự, chị Lê Thị Tuyết trú tại tổ 1 cho biết thêm, gia đình chị luôn chú trọng đến việc dọn dẹp môi trường xung quanh nhà sạch sẽ, thoáng mát. Các loại rác hữu cơ như lá cây chị đổ vào hố rác để phân hủy thành phân hữu cơ bón cho cây ăn trái, riêng túi nylon chị để vào thùng đựng rác, sau đó đem đốt để không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Sau thời gian thí điểm và triển khai, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc ấp và các chi hội, đoàn thể, mô hình đã dần đi vào nề nếp, mang đến hiệu quả cao. Hiện trong khu vực dân sinh sống không còn tình trạng rác thải bừa bãi. Môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường sống ngày càng được nâng cao. Từ 4 hộ thực hiện thí điểm ban đầu, hiện toàn thôn có 90 hộ tham gia thực hiện mô hình này.
Để phát huy hiệu quả mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình, thời gian tới, Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định quyết định duy trì mô hình tại các hộ hiện có, đồng thời khuyến khích các hộ dân trong ấp cùng tham gia thực hiện để góp phần đưa xã Hòa Định về đích xã nông thôn mới trong năm 2019.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang
Tương tự như ở xã Nam Toàn, tại Bến Tre Hội LHPN tỉnh đã kết hợp với ban ngành liên quan nhằm thực hiện đề án xử lý rác thải. Cùng tìm hiểu thêm mô hình biến rác thải thành dinh dưỡng của Chủ tích hội phụ nữa tỉnh Bến Tre nhé.
1,393
Việc tái chế rác hữu cơ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho vườn rau. Trong đó, việc sử dụng...
Hiện nay, nhiều nơi chọn cách đốt bỏ rơm rạ để tiết kiệm thời gian và tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, điều này đã tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và tiêu hủy nguồn...