904
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, mô hình “xử lý rác thải hữu cơ bằng giun” đang được nhân rộng tại thị trấn Hòa Mạc, tỉnh Hà Nam. Bước đầu mô hình xử lý rác thải hữu cơ đã đem lại nhiều hiệu quả nhất định.
Tháng 3 năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hòa Mạc đã bắt tay triển khai mô hình “xử lý rác hữu cơ bằng giun”. Là một trong những hộ dân đầu tiên được hướng dẫn thí điểm và triển khai mô hình, Bà Nguyễn Thị Kim Thoắt, trú tại tổ dân phố số 1, thị trấn Hòa Mạc chia sẻ: “từ khi được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn hướng dẫn triển khai mô hình, mọi thành viên trong gia đình tôi đều hưởng ứng tích cực. Hiệu quả đạt được là mô hình thực hiện vô cùng đơn giản, lại sạch sẽ, không có mùi hôi thối, lại có nguồn phân bón bón cho cây trồng.”
=> Xem thêm Vermicomposting là gì
Theo chia sẻ của Bà Kiều Thị Hoan, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hòa Mạc từ khi triển khai mô hình, đã có 12 hộ dân, mỗi hộ dân 1 người đi tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường để hướng dẫn người dân những phương pháp thu gom, phân loại và xử lý rác thải trong sinh hoạt.
Mỗi hộ gia đình cần chuẩn bị 1 thùng xốp có dung tích khoảng 0.5m2, có thể chứa khoảng 10kg giun để nuôi.
Một số loại dụng cụ khác cần chuẩn bị như lưới mùng, cát xây dựng, sinh khối chế phẩm vi sinh, thức ăn rau, củ, quả, cám và nước sạch.
Bước 1: Dùng dao nhọn khoét 1 lỗ cách đáy thùng xốp đã chuẩn bị trước đó khoảng 2cm, đổ khoảng 5cm cát vào thùng
Bước 2: Trải một lớp lưới mùng trên cát, thả đồng thời 10kg sinh khối giun cùng các loại thức ăn rau, củ, quả.
Bước 3: Tưới cám pha nước hoặc phân đã ủ vào thùng.
Bước 4: Đậy nắp, lưu ý nắp cần cần khoét nhiều rãnh bên trên, tạo sự thông thoáng mà vẫn tránh được các sinh vật khác chui vào.
Lưu ý: Mỗi ngày tưới vào thùng xốp khoảng 0.5 lít nước. Sau đó giun sẽ biến các loại rác thải thành phân bón để bón cho cây trồng.
>>> Xem thêm Công nghệ ủ compost
Qua thực tế tìm hiểu, mô hình nuôi giun xử lý rác thải hữu cơ thực sự đã đem lại nhiều hiệu quả đáng kể đến. Cụ thể, trung bình mỗi ngày, 1 hộ gia đình sẽ thải ra khoảng 1.5kg rác thải sinh hoạt hữu cơ. Vậy 10 hộ dân sẽ thải ra môi trường trung bình 15kg rác thải hữu cơ. Như vậy, nhờ phương pháp này, trung bình mỗi tháng, mô hình sẽ xử lý khoảng 450kg rác thải hữu cơ.
Bà Kiều Thị Hoan chia sẻ thêm: “Việc áp dụng mô hình không chỉ góp phần làm giảm tải sự ô nhiễm môi trường, mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ nông thôn xanh – sạch – đẹp.”
Trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hòa Mạc sẽ thúc đẩy quá trình triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân dân về cách xử lý rác thải hữu cơ bằng giun. Đồng thời nhân rộng mô hình ra toàn huyện, tỉnh Hà Nam. Mô hình được đánh giá là đem lại nhiều hiệu quả tốt, lại có mức chi phi thấp, dễ dàng thực hiện, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong phát triển nông thôn mới.
=> Xem thêm Mô hình xử lý rác thải nông thôn
904
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Bạn đang tìm kiếm địa chỉ tin cậy, trang trại trồng rau hữu cơ uy tín, chất lượng? Bài viết này Hành Tinh Xanh sẽ gợi ý đến bạn top 5 trang trại cung cấp rau sạch, an...