856
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Trong diễn biến ngày một phức tạp của rác thải sinh hoạt, nhiều địa phương đã triển khai các mô hình phân loại và xử lý rác thải. Trong đó, mô hình ủ rác thải thành phân hữu cơ đã được triển khai, áp dụng. Mô hình bước đầu mang đến những hiệu quả thiết thực và từng bước được nhân rộng trên địa bàn huyện Đông Sơn.
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, ước tính mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát sinh hơn 2 nghìn tấn rác sinh hoạt.
Các loại rác thải sinh hoạt này chưa được phân loại và xử lý đúng cách nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Ban đầu thí điểm, hai hộ dân thuộc huyện Đông Sơn đã được các cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn cách phân loại, đào hố và xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón dinh dưỡng.
Theo chị Vũ Thị Liên trú tại thị trấn Rừng Thông, quy trình ủ rác sinh hoạt thành phân hữu cơ hết sức đơn giản.
+ Thùng nhựa, thùng đựng rác hoặc đào hố ủ. Đặt ở vị trí không trũng nước, cách xa nơi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
+ Rác thải hữu cơ dễ phân hủy: lá cây, cỏ khô, cơm thừa, rau, trái cây hư,….
+ Chế phẩm ủ rác Emuniv
Thu gom các loại các hữu cơ dễ phân hủy cho vào thùng ủ rác hoặc hố ủ đã chôn sẵn. Pha dung dịch ủ rác Emuniv theo tỷ lệ 2 thìa vi sinh, 10 thìa đường, 1 lít nước sạch. Sau đó, phun lên bề mặt rác thải. Sau quá trình ủ khoảng 30 – 45 ngày, lớp rác bên dưới sẽ được phân hủy thành phân hữu cơ. Loại phân này có độ mịn, tơi xốp, có màu đen và không có mùi hôi. Thành phẩm phân hữu cơ có thể trực tiếp bón cho cây trồng hoặc cán nhỏ cho vào bao bì để dự trữ.
Phân hữu cơ được ủ từ nguồn rác thải sinh hoạt sẽ góp phần cải tạo đất bạc màu. Cung cấp hàm lượng dưỡng chất rất tốt cho cây trồng. Đặc biệt, bón phân hữu cơ cho cây trồng cũng giúp tăng khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất cao hơn.
>>> Xem thêm Phân loại rác thải gia đình
Sau một thời gian khởi động, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Sơn đã tiến hành kiểm tra và nghiệm thu mô hình. Mô hình đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Từ thí điểm 2 hộ gia đình, mô hình đã được nhân rộng lên 100 hộ dân.
>>> Xem thêm Công nghệ ủ compost
Bà Lê Thị Vui, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Sơn đã cho biết thêm: Mô hình ủ phân bằng rác sinh hoạt giúp người dân chủ động nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng. Hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ rác thải và ô nhiễm môi trường. Giảm chi phí trong sản xuất và tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Mô hình ủ rác thải làm phân bón hữu cơ đang từng bước được nhân rộng. Các mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn tỉnh Thanh Hóa.
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Tiếp nối Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng triển khai nhiều mô hình “biến rác hữu cơ làm phân bón vi sinh” giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
856
Sự phát triển xã hội và tầm quan trọng của phân loại và tái chế rác thải Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa...
Trồng rau organic ngày càng trở thành xu hướng được ưa chuộng trong việc sản xuất thực phẩm an toàn và chất lượng cao. Tuy nhiên, việc trồng rau organic cũng đặt ra một số vấn đề thường...